Phân biệt KOC và KOLs

blank

Để một chiến dịch marketing thành công, việc lựa chọn nhóm người có sức ảnh hưởng để truyền thông về thương hiệu và sản phẩm thường là một trong những nhân tố quan trọng cần được lưu ý nhất.

Chúng ta nghe nhiều về khái niệm KOC và KOLs nhưng đôi khi vẫn có những sự nhầm lẫn về hai đối tượng này. Để hiểu rõ tác động của họ đến với hành vi, nhận thức của khách hàng các công ty, doanh nghiệp cần phân biệt được sự khác biệt giữa KOC và KOLs.

Phân biệt khái niệm KOL và KOC

Chắc hẳn chúng ta đã quen thuộc với định nghĩa KOLs là tên viết tắt của Key Opinion Leader. Đây là nhóm những người nổi tiếng trong mạng xã hội, những ý kiến và quan điểm của họ thường có tầm ảnh hưởng lớn đến đến với fan hâm mộ. Các KOls hội tụ đầy đủ sự đa dạng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, họ có thể là nghệ sĩ, người mẫu, blogger, Tiktoker, Youtuber… đang hoạt động trên ất nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau.

Hiện nay KOLs được chia thành ba nhóm chính là người nổi tiếng (Celebrity), người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội (Influencer) và những người tuy độ nổi tiếng không cao nhưng có lượng tương tác lớn với cộng đồng của họ.

Đối với KOC cụ thể là Key Opinion Consumer, ngay từ tên gọi đã có thể nói lên họ là nhóm những người tiêu dùng chủ chốt. Họ thật sự là một khách hàng của công ty, doanh nghiệp tự mua sản phẩm và trải nghiệm. Những quan điểm, ý kiến của KOC khi đánh giá về một sản phẩm thường là những lời nhận xét khách quan đến từ việc sử dụng trực tiếp và đưa ra cảm nhận.

Chính vì vậy tuy lượng người theo dõi không cao, nhưng tác động của KOC lên hành vi mua sắm của khách hàng là rất lớn. Cộng đồng của mỗi KOC rất tin tưởng họ, đây cũng là một trong những ưu thế nổi bật của KOC.

Những tiêu chí điển hình để phân biệt KOC và KOL

Tính chất công việc

Đối với KOL, các nhãn hàng thường chủ động tìm kiếm và liên hệ trước để trao đổi vềcông việc. Nhãn hàng sẽ đưa ra các lời mời quảng cáo tiếp thị và thường sẽ chuẩn bị trước một vài ý tưởng chính trong kịch bản. Các nhãn hàng có thể trả thù lao bằng tiền mặt, tặng sản phẩm hoặc có những ưu đãi khuyến mãi riêng dành cho KOL, đôi khi có thể là sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên.

Đối với KOC, ngay từ cái tên Key Opinion Consumer chúng ta đã có thể hiểu họ là những người mua và có những trải nghiệm sản phẩm thật. Họ sẽ không nói lên những điều mà nhãn hàng mong đợi mà sẽ chỉ nói lên sự thật từ chính trải nghiệm của mình.

Đôi khi một vài KOC sẽ chủ động liên hệ trực tiếp đến nhãn hàng và đưa ra những gợi ý về việc được sử dụng thử sản phẩm và đánh giá nó chân thật. Mọi quan điểm của KOC đều sẽ khách quan hơn so với KOL, điều này tạo dựng cho họ một sự uy tín trong mắt cộng đồng của mình.

Số lượng người hâm mộ

Tuỳ theo số người hâm mộ và lượng followe mà ta có thể phân loại các KOL thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có một đặc điểm riêng, một thị trường riêng để có thể tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất. Dựa trên đặc điểm của mỗi nhóm mà mức giá để mời họ hợp tác cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là thông tin của một số nhóm KOL dựa trên phạm vi ảnh hưởng:

Nhóm nano KOL: Từ 1.000 đến 10.000 followers

Nhóm micro KOL: Từ 10.000 đến 100.000 followers

Nhóm macro KOL: Từ 100.000 đến 500.000 followers

Nhóm mega KOL: Trên 500.000 followers

Tuy nhóm KOL sở hữu đông đảo lượng fan, họ sở hữu mức độ phủ sóng cao nhưng họ ít có thể tác động đến hành vi mua hàng hay nhận thức của khách hàng. Ngày nay, người dùng internet đều có một số rào cản nhất định và không có sự tin tưởng đối với những lời nói quảng cáo.

Đối với KOC, cộng đồng của họ thường không qua đông đảo, một đặc điểm điển hình đối với các KOC là tính review, chia sẻ chân thật của họ trong mắt cộng đồng, vì vậy tuy độ phủ sóng thấp nhưng sự tin tưởng, và khả năng kích thích mua hàng của họ rất cao.

Chuyên môn trong lĩnh vực

KOC có thể là bất cứ ai xung quanh chúng ta, họ có thể chỉ là một người mua sản phẩm, trải nghiệm nó và đưa ra các ý kiến khách quan. Điều này không đòi hỏi chuyên môn khi nhận xét, có lẽ điều này đã tạo ra sự tương đồng giữa các reviewer và những khách hàng chân thật.

Khách hàng mới thường chưa biết sản phẩm này là gì, dùng như thế nào, họ có nhu cầu và mong muốn tìm hiểu, họ không muốn lãng phí tiền mà không đem lại kết quả. Nhưng họ có những yêu cầu nhất định trong việc tiếp cận thông tin, và không quá tin tưởng vào quảng cáo. Vì vậy họ tìm đến KOC, và lắng nghe những gì mà KOC chia sẻ.

KOL vốn dĩ xuất phát từ những cá thể hoặc tổ chức có chuyên môn trong một lĩnh vực, ngành nghề nào đó. Vì vậy, đối với KOL, hiểu biết về ngành, về lĩnh vực của mình là một yếu tố vô cùng quan trọng để thành công. Tuy sở hữu chuyên môn, và có độ phủ sóng rộng, các KOL thường được nhãn hàng thuê để quảng cáo vì vậy mức độ ảnh hưởng đến nhận thức của họ đến với khách hàng vẫn chưa cao.

Nên chọn KOC hay KOL để hiệu quả truyền thông marketing đạt được hiệu quả tốt nhất

Các công ty, doanh nghiệp khi đầu tư thực hiện một chiến dịch luôn phải bỏ ra rất nhiều công sức và luôn muốn đứa con tinh thần của mình có thể đạt được hiệu quả tốt nhất đến với đối tượng khách hàng của mình.

Yếu tố quan trọng để chọn đúng đối tượng truyền thông khi thực hi ện một chiến dịch đó là phải hiểu rõ về các đối tượng này. Tuỳ theo tính chất sản phẩm, thị trường khách hàng và chiến lược phát triển của công ty mà chúng ta sẽ có thể dễ dàng quyết định được nên sử dụng KOL hay KOC để truyền tải thông điệp.

Nên chọn KOL, KOC sẽ không còn là câu hỏi khó khi các doanh nghiệp hiểu rõ về họ, bên cạnh đó việc xác định mục tiêu, tầm ngay từ đầu là rất quan trọng để có thể đưa ra quyết định.

 

 

 

 

 

Share this article
Shareable URL
Read next