Cách đo lường hiệu quả chiến dịch KOLs của thương hiệu

Công nghệ phát triển, các hình thức quảng cáo cũng phát triển, một trong những hình thức được lựa chọn là sử dụng KOLs để tạo hiệu ứng rất được ưa chuộng. Vậy cách để đo lường hiệu quả của chiến dịch KOLs này như thế nào.

Vai trò của KOLs đối với marketing thương hiệu

KOLs có vai trò gì đối với hoạt động marketing. Thực tế, các KOLs giới thiệu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp thông qua hoạt động trên kênh của họ. Đây là cách truyền thông giới thiệu sử dụng sức ảnh hưởng của KOLs để thu hút người tiêu dùng. Bởi những người tin KOLs sẽ tin dùng sản phẩm mà họ quảng bá, như vậy hiệu ứng đám đông cứ vậy mà lan tỏa.

Cách đo lường hiệu quả của KOLs

Xác định mục tiêu cuối cùng của chiến dịch từ ban đầu

  • Thương hiệu: công cụ dùng để đo lường dựa trên nội dung tạo ra và lượt hiển thị khi quảng cáo.
  • Khách hàng tiềm năng tìm ở đâu.
  • Bán hàng trực tiếp: có sử dụng thêm chương trình mã giảm giá riêng không.
  • Nâng tầm thương hiệu: tạo giá trị cao hơn cho thương hiệu thông qua việc đo lường lượt theo dõi kênh, truy cập website của khách hàng. Tỷ lệ chuyển đổi cao tức thương hiệu được đón nhận và chiến dịch thành công.

Trước khi thiết kế chiến dịch marketing cần xây dựng mindset tính hiệu quả

Sau khi xác định mục tiêu cần đạt thì tiến hành thiết kế chiến dịch marketing và tìm KOLs phù hợp.

  • Bán hàng trực tiếp: khi sử dụng influencer để bán hàng trực tuyến (dạng livestream) mà muốn đo lường ROI thì công cụ bổ trợ là các mã giảm giá tặng cho fan của họ.
  • Số lượt hiển thị trên các kênh truyền thông: Influencer phải chia sẻ đánh giá của bản thân về sản phẩm dịch vụ trên các trang các nhân của họ để tạo uy tín với người dùng.
  • Sự chuyển đổi: từ các nội dung chia sẻ của influencer, người dùng tiếp cận với page riêng hoặc website để mua hàng trực tiếp.
  • Nội dung đăng tải: các thông tin về sản phẩm gồm mô tả, hình ảnh, giá,… đều phải được thống nhất giữa Influencer và doanh nghiệp. Nội dung phải được đăng tải được trên tối đa kênh vệ tinh của cả hai bên.

Lượt đăng ký và theo dõi mạng xã hội: các dẫn dắt khéo léo giúp khách hàng tự động đăng ký và theo dõi kênh của doanh nghiệp để tăng rating cho kênh. Khi Influencer lên hàng động kêu gọi thì doanh nghiệp cũng sẽ đồng thời thiết lập các chương trình khuyến mãi hay tặng quà khi theo dõi kênh để thu hút fan.

Thiết lập ROI từ việc tổng hợp và chuyển đổi dữ liệu

Tổng hợp dữ liệu thu thập được từ việc triển khai chiến dịch để đánh giá hiệu quả:

  • Kết quả từ bán hàng trực tiếp: doanh thu từ Influencer sau trừ khuyến mãi từ mã giảm giá chia chi phí.
  • Kết quả hiển thị: đếm số lượt thích từ fan, khách hàng thông qua số lượt đăng bài của influencer tại các kênh khách nhau. Để có kết quả chính xác thì cần dựa vào lượt theo dõi, lượt truy cập vào các trang của Influencer trong 1 tháng cố định mới có thể đánh giá hiệu quả.
  • Tỷ lệ chuyển đổi: tùy thuộc vào từng mục tiêu chiến dịch mà có cách đo lường khác nhau. Kết quả dựa vào hành động của người dùng: like, share, đăng ký, mua hàng trực tuyến từ page/website.

Trên đây là cách đo lường hiệu quả chiến dịch KOLs của thương hiệu. Khi sử dụng bất kỳ chiến dịch nào, thương hiệu cũng cần đo lường để đánh giá hiệu quả chiến dịch và những phương án dự phòng sau đó nếu chiến dịch thất bại.