Influencer là ai ? Tất cả những gì bạn cần biết về Influencer

Một thập kỷ trước, việc tiếp thị bằng KOLs chủ yếu chỉ giới hạn ở những người nổi tiếng hay một số blogger chuyên môn. Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, chúng ta được chứng kiến các Influencer tăng lên nhanh chóng và dần thay thế các nhà chuyên môn trong các chiến dịch truyền thông của thương hiệu. Vậy Influencer – Họ là ai ? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Influencer là ai ?

Influencer có thể hiểu là những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội. Họ là những người có khả năng tác động đến suy nghĩ, quyết định của những người khác (Đối tượng khách hàng mục tiêu của nhãn hàng) do họ có niềm tin từ cộng đồng.

Các mạng xã hội mà các Influencer thường hoạt động là Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok,…Họ thường có lượt theo dõi rất lớn trên các trang mạng xã hội này. Thông qua đó, các influencer sẽ làm truyền thông điệp của thương hiệu hoặc giới thiệu các sản phẩm mà thương hiệu cung cấp đến khách hàng – cũng chính là người theo dõi của các influencer.

Phân loại influencer

Bạn có thể phân loại influencer khác nhau theo nhiều cách. Một số phương pháp phổ biến nhất đó là theo số lượng người theo dõi, theo loại nội dung và theo mức độ ảnh hưởng của họ. Bạn cũng có thể nhóm những người có ảnh hưởng theo thị trường ngách mà họ hoạt động.

  • Mega-Influencer
  • Macro-Influencer
  • Micro-influencer
  • Nano-Influencer.

Influencer Marketing là sự cộng tác giữa doanh nghiệp với người có sức ảnh hưởng với thị trường sản phẩm mà họ đang phát triển. Do vậy, việc lựa chọn Influencer phụ thuộc vào sự phù hợp dòng sản phẩm mà doanh nghiệp phát triển chứ không chỉ là việc lựa chọn người nổi tiếng nhất.

Phân biệt KOLs và Influencer

Họ đều là người có tầm ảnh hưởng đến cộng đồng, tuy nhiên, đây là hai đối tượng độc lập. Nhưng do một người có thể là KOLs và cũng là Influencer nên chúng ta thường hay đổ đồng hai khái niệm là một. Để phân biệt thì cần dựa trên đặc điểm chính như sau:

Influencer:

  • Họ có thể là bất kỳ ai, miễn là nhận được sự quan tâm theo dõi của nhiều người
  • Nổi tiếng nhờ hoạt động sôi nổi trên mạng xã hội
  • Thường thường hoạt động trong lĩnh vực giải trí
  • Có cộng đồng khán giả riêng

KOLs:

  • Họ có chuyên môn, nghiệp vụ và là một chuyên gia thuộc một lĩnh vực nhất định
  • Thông tin họ đưa lại có tính chính xác và giá trị chuyên sâu
  • Là một người trong một ngành nghề cụ thể
  • Lĩnh vực của họ gắn liền với một ngành hay sản phẩm

Cách để trở thành Influencer chuyên nghiệp

Tìm điểm mạnh của bản thân: mình giỏi nhất về lĩnh vực gì, đam mê theo đuổi ngành nghề gì, khả năng nào được nhiều người công nhận,…

Xây dựng chiến lược để phát triển sự nghiệp bản thân: đưa ra định hướng, mục tiêu cần đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Có thể tìm bên thứ ba để hỗ trợ và đưa ra kế hoạch chi tiết trong thời gian dài hạn.

Đầu tư: một khi đã xác định con đường chuyên nghiệp thì cần phải nghiêm túc đầu tư cả về tiền bạc, thời gian lẫn công sức.

Lựa chọn đối tượng khán giả mục tiêu: lĩnh vực nào thì khán giả nấy, vì thế cần tìm hiểu rõ về đối tượng khán giả mà chúng ta hướng đến để xây dựng cộng đồng.

Tìm và xây dựng kênh truyền thông: tùy thuộc và lĩnh vực và đối tượng khán giả mà có định hướng lựa chọn kênh truyền thông phù hợp. Phổ biến hiện nay vẫn là Facebook, Youtube, Tiktok, … nhưng vẫn nên tìm hiểu và sử dụng một số kênh truyền thống như Blog, website, …

Thiết lập công cụ để tương tác với khán giả: khi có các kênh truyền thông thì cần thường xuyên cập nhật thông tin để giao lưu, chia sẻ với khán giả của mình. Có thể ban đầu lượng người tương tác không nhiều, nhưng cần tích cựu duy trì để họ theo dõi và phản hồi lại khi có thể.

Tự làm mới và sáng tạo không ngừng: cần bắt nhập xu hướng của cộng đồng để luôn tạo cho mình diện mạo mới khi xuất hiện trước công chúng. Luôn sáng tạo để mọi người thấy mình thú vị, có sứ hấp dẫn dù là trong chuyên môn nghiệp vụ hay ngoài đời sống bình thường.

Gắn kết cộng đồng: không chỉ xây dựng cộng đồng cho riêng mình mà cần tạo sự liên kết giữa những người có cùng sở thích về lĩnh vực mà mình đang theo đuổi với nhau. Mục đích nhằm học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lần nhau, cũng hỗ trợ nhau phát triển tốt hơn.